Trần thả hay còn gọi là trần nổi, là sản phẩm được sử dụng nhiều trong công trình. Nó có tác dụng bao che, cách nhiệt và trang trí nội thất. Bạn đã biết gì về loại trần thả này? Nó có những đặc tính gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu về loại trần thả qua bài viết sau.
1. Cấu tạo của trần thả
– Thanh chính: là thanh chịu lực chính, được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ.
– Thanh phụ: là thanh được liên kết với thanh chính để tạo thành kiểu dáng theo đúng yêu cầu thiết kế
– Thanh viền tường: thanh viền tường được liên kết với tường hoặc vách ngăn.
– Các tấm trang trí: Các tấm trần nhôm sẽ được đặt lên các hệ thanh (chính, phụ, viền tường) tạo thành bề mặt trần trang trí.
2. Đặc tính của trần thả
– Tấm có đặc tính siêu nhẹ với công nghệ tạo bọt thạch cao.
– Có khả năng chống ẩm chịu nước, có tính thẩm thấu và thoát khí cao, chống thấm dột và không tụ nước bề mặt nên không bị nấm mốc hay rêu phủ được làm bằng thạch cao nguyên chất kết hợp với sợi thủy tinh. có tính thẩm thấu và thoát khí cao.
– Lõi được kết cấu hai lớp sợi thủy tinh song song tạo cho tấm có độ chịu uốn, nén cao do đó không bị biến dạng, cong vênh.
– Sự kết hợp giữa bột thạch cao nguyên chất cùng với sợi thủy tinh làm tăng khả năng chống cháy (Đã được thử nghiệm trong khoảng 4 giờ), cách nhiệt vì có khả năng bức xạ nhiệt, phản xạ ánh sáng cao nên không có sự phát nóng giữa nhiệt độ ngoài trời và trong phòng.
Tìm hiểu thêm dịch vụ chăm sóc fanpage chuyên nghiệp.
3. Hướng dẫn lắp đặt trần thả
Trần nhôm cao cấp hướng dẫn bạn lắp đặt trần nhà theo những bước sau:
Bước 1: Xác định độ cao trần và lấy mặt phẳng trần bằng nivo, đánh dấu mặt phẳng. Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần.
Bước 2: Lắp đặt khung có thể dùng búa định hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc vít nở với định khoảng không quá 300mm tùy theo loại tường, vách.
Bước 3: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương không quá 1200mm.
Bước 4: Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định và đo độ phẳng của khung.
Bước 5: Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách tiêu chuẩn đã định.
Bước 6: Thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện.
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về loại trần thả. Để trang trí trần nhà có rất nhiều nguyên vật liệu có thể sử dụng, trần thả là một trong số đó.
Nếu có nhu cầu được tư vấn nhiều hơn nữa thì bạn hãy liên hệ với công ty trần nhôm Prime tại đây nhé!